Những quốc gia nào đón và bỏ Tết Nguyên đán?
Người thừa kế ngai vàng - Hoàng tử William (41 tuổi) - cảm ơn công chúng vì "những thông điệp tử tế" của họ tại buổi dạ tiệc từ thiện tổ chức vào ngày 7.2. "Tôi muốn nhân cơ hội này để nói lời cảm ơn vì những tin nhắn hỗ trợ tốt đẹp dành cho vợ - Kate Middleton - và cha tôi, đặc biệt là trong những ngày gần đây", William nói trong buổi dạ tiệc.Nan giải chuyện cấm thịt chó ở Hàn Quốc
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Giải pickleball châu Á mở rộng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 6.1 công bố ý định từ chức thủ tướng và lãnh đạo đảng Tự do cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử trong năm nay. Ông Trudeau nêu lý do là đang đối diện các cuộc đấu đá nội bộ gây xao lãng và cho rằng Canada xứng đáng với một lựa chọn thật sự trong kỳ bầu cử tới. Theo Reuters, Ngoại trưởng Melanie Joly hôm 10.1 thông báo sẽ không gia nhập cuộc đua thay thế ông Trudeau vì muốn tập trung đối phó mối đe dọa đánh thuế từ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc cũng viện lý do trách nhiệm chính thức và quyết định đứng ngoài cuộc.Ngày 11.1, Bộ trưởng Giao thông Anita Anand xác nhận không tham gia tranh chức lãnh đạo đảng và cũng không tranh cử vào quốc hội sắp tới. Ngày 12.1, đến lượt Bộ trưởng Lao động Steven MacKinnon thông báo sẽ không chạy đua thay thế ông Trudeau nhưng sẽ tranh cử vào quốc hội sắp tới.Đảng Tự do sẽ chọn lãnh đạo mới vào ngày 9.3. Hạn chót để đăng ký làm đảng viên và bỏ phiếu bầu lãnh đạo là ngày 27.1. Phí để tranh cử là 350.000 CAD (6,1 tỉ đồng). Lãnh đạo đảng sẽ trở thành thủ tướng làm đến hết nhiệm kỳ còn lại của ông Trudeau. Cuộc tổng tuyển cử kế tiếp tại Canada sẽ diễn ra trước ngày 20.10 và đảng Bảo thủ đối lập được dự báo sẽ giành chiến thắng, bất kể ai trở thành lãnh đạo kế tiếp của đảng Tự do.Như vậy, theo Reuters, đường đua hiện còn một vài ứng viên nổi bật sau:Bà Freeland (57 tuổi) từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trudeau trong 9 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo và từng được đánh giá là người có hồ sơ "khủng" nhất trong chính phủ. Tháng 12.2024, bà Freeland bất ngờ từ chức vì mâu thuẫn về việc chi tiêu chính phủ và viết thư chỉ trích sự lãnh đạo của ông Trudeau.Bà Freeland từng là nhà báo, làm việc trong các tòa soạn lớn như Financial Times, The Globe and Mail và Reuters. Bà Freeland gia nhập chính phủ từ tháng 11.2015 với chức vụ Bộ trưởng Thương mại. Bà Freeland làm Bộ trưởng Tài chính Canada từ tháng 8.2020 và giúp vạch ra chương trình chi tiêu xã hội nhiều tỉ đô la của chính phủ để chống đại dịch Covid-19.Bà từng là ngoại trưởng và là người dẫn dắt phái đoàn Canada đàm phán thành công thỏa thuận thương mại với Mỹ và Mexico trước sự đe dọa hủy bỏ thỏa thuận của lãnh đạo Mỹ.Ông Mark Carney (60 tuổi) là kinh tế gia kỳ cựu, là người đầu tiên lãnh đạo hai ngân hàng trung ương lớn. Ông Carney từng học ở Đại học Harvard và Đại học Oxford, làm việc cho Goldman Sachs trước khi gia nhập Bộ Tài chính Canada vào năm 2004. Ông là Thống đốc Ngân hàng Canada từ năm 2007-2013. Ông được cho là người đóng vai trò lớn để giúp Canada tránh tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007.Ông làm Thống đốc Ngân hàng Anh từ năm 2013-2020. Ông cũng từng cảnh báo mức thiệt hại kinh tế nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, khiến những người ủng hộ Brexit công kích kịch liệt. Sau cùng, Anh chính thức rời khỏi EU vào năm 2020 và năm đó ông Carney cũng rời khỏi Ngân hàng Anh. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về khí hậu và tài chính. Hiện tại, ông là Phó chủ tịch hãng Quản lý tài sản Brookfield.Ông là ứng viên nặng ký duy nhất không tham gia chính phủ của ông Justin Trudeau. Ông Carney trong nhiều năm qua được xem là ứng viên tiềm năng cho chức lãnh đạo đảng Tự do nhờ hồ sơ nổi bật trong lĩnh vực tài chính. Mới đây, ông nói sẽ cân nhắc việc chạy đua để chỗ ông Trudeau.Ông Champagne (55 tuổi) từng là luật sư và doanh nhân trước khi gia nhập chính phủ của ông Trudeau vào năm 2015. Ông từng kinh qua các vai trò bộ trưởng thương mại, hạ tầng và ngoại giao trước khi đảm nhiệm chức vụ hiện tại vào tháng 1.2021. Trên cương vị này, ông Champagne dẫn đầu nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực xe điện và pin ô tô của Canada.Ông Wilkinson (60 tuổi) là cựu doanh nhân, từng làm việc cho các công ty công nghệ xanh. Từ năm 2018-2019, ông lãnh đạo Bộ Ngư nghiệp, Đại dương và Tuần duyên. Từ năm 2019-2021, ông giữ chức Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu. Trên cương vị đó, ông phải giữ sự cân bằng giữa việc bảo vệ ngành khai thác tài nguyên và việc thực hiện kế hoạch cắt giảm khí thải dầu khí của chính phủ. Ông cũng vận động nới lỏng thủ tục cấp phép cho các công ty khai khoáng trong việc triển khai các dự án mới.
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.
'Ông lớn' Hàn Quốc đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra khoảng 19 giờ ngày 4.3 tại một kho chứa len giữa khu dân cư đông đúc trên đường Lê Văn Tám, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), ngọn lửa bùng phát rất nhanh, khói lửa bao trùm cả khu dân cư sau khu biệt thự cổ Cadasa, khiến người dân hoảng loạn.Nhận được tin báo, Công an P.10 có mặt tại hiện trường phối hợp người dân tại chỗ dập lửa, đồng thời di chuyển người dân, đồ đạc của các hộ lân cận đến nơi an toàn. Ít phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN huy động nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Do đường Lê Văn Tám chật hẹp nên việc chữa cháy gặp không ít khó khăn.Theo lãnh đạo UBND P.10, khu vực xảy ra cháy là kho chứa len có diện tích khoảng 200 m2. Khối lượng len trong kho đang xác định, rất may vụ cháy không thiệt hại về người. Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời đến hiện trường dập lửa nên ngọn lửa không lây lan ra những nhà xung quanh.Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.